Luôn mặc cảm vì bị so sánh thua kém người khác
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy tỉ lệ cha mẹ thường xuyên so sánh con mình với một đối tượng mà cha mẹ cho là tấm gương đáng để con noi theo thì đó là rất cao. Cha mẹ khi nhận thấy con em mình không học tốt đúng như mong muốn của bản thân thì trở nên so sánh, đối chiếu con với anh chị em trong nhà, với bạn bè cùng trang lứa....với mong muốn giúp con nhìn nhận những tấm gương ấy để có động lực tiến bộ. Những tưởng đó là một hình thức tốt giúp cho con nhưng thực ra lại mang đến hiệu quả hoàn toàn trái ngược, khiến con cảm thấy trầm cảm, tự ti vì luôn bị đem ra so sánh.
Các bậc phụ huynh học sinh luôn muốn con em mình học tập thật tốt, không thể thua kém và thậm chí còn phải vượt xa bạn bè. Niềm tự hào khi khoe con mình đứng thứ nhất, thứ nhì lớp, đạt giải học sinh giỏi tỉnh, thành phố hay quốc gia luôn làm quý phụ huynh hài lòng, sung sướng.
Những lời lẽ so sánh ấy tưởng chừng như rất nhẹ nhàng nhưng nếu lặp đi lặp lại quá nhiều lần, với tần suất cao sẽ tạo áp lực rất lớn cho các em nhiều khi tạo cảm giác sợ học, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi tâm lý trẻ chỉ đang trong giai đoạn hình thành nên rất dễ bị xáo động. Nếu không khéo léo, với những hành vi so sánh tốn thời gian, cha mẹ có thể vẽ những vết màu đen ố lên tâm hồn trong sáng của các em.
Các em sẽ cảm thấy những nỗ lực của mình không bao giờ được bố mẹ ghi nhận, làm rấy lên lòng đố kỵ của trẻ với những người xung quanh. Các em sẽ chìm mình trong suy nghĩ họ chỉ luôn săm soi các thiếu sót của các em và luôn thích thú với những thành tích của người khác, không phải là các em. Các em sẽ thấy bố mẹ không hiểu mình hoặc không thương yêu mình, làm gia tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Thậm chí, đôi khi, việc này sẽ khiến cho trẻ có những hành vi bạo lực như đập phá đồ đạc, gây gổ với bạn bè, những người xung quanh... Đặc biệt hơn, trẻ sẽ ngày càng trở nên xa lánh người mình hay bị so sánh với mặc dù người đó không hề có lỗi với trẻ. Hậu quả này chính là do những hành vi so sánh vô bổ của phụ huynh gây ra.
Không nên so sánh con vì mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng
Cha mẹ cần tránh những việc gây căng thẳng cho con như bạo lực vì nếu cảm thấy căng thẳng, bất an, lo lắng, buồn bã, trẻ cũng sẽ không thể tiếp thu được kiến thức. Phụ huynh hãy chấp nhận và thông cảm cho con, đừng áp đặt mong muốn, kỳ vọng, ước mơ của mình vào con, mà hãy cho chúng được học tập và trải nghiệm như cách của chúng có thể. Điều này sẽ giúp con học tốt nhất.
Điểm mạnh của người này không nhất thiết sẽ là mạnh của người khác nên dù có cố cũng sẽ không mang lại kết quả tốt, dạy con theo hướng chia sẻ, khích lệ sẽ tốt hơn là áp đặt, so sánh với hình mẫu. Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu nên không thể so sánh sở trường với sở đoản. Nếu các bậc phụ huynh luôn so sánh con sao không bằng bạn bè vô tình thui chột tính tự tin của con và biến chúng thành người vô dụng.
Thay vì cách so sánh khập khiễng ấy thì mỗi bậc cha mẹ hãy tin và kì vọng, động viên vào sở trường của con, làm điểm tựa vững chắc cho sự lựa chọn của con để chúng thấy được giá trị bản thân chúng, chứ không phải bản sao của ai khác.
Việc thuê gia sư tại nhà Hà Nội TpHCM cũng là một giải pháp vô cùng hữu hiệu giúp con bạn tiến bộ vượt bậc trong học tập. hãy đến với trung tâm gia sư Thiên Việt để nhận được sự tư vấn nhiệt tình, tận tâm nhất.
Gia sư uy tín tại Hà Nội Tphcm cam kết
- DẠY THỬ 2 BUỔI MIỄN PHÍ. Nếu không hài lòng Trung tâm sẽ đổi giáo viên khác cho đến khi quý phụ huynh hài lòng.
- Học sinh sẽ tiến bộ rõ rệt chỉ sau 10 Buổi
- Nâng cao điểm số trên lớp học, tăng số phản hồi tích cực của giáo viên chủ nhiệm và bộ môn
- Cung cấp đội ngũ gia sư theo yêu cầu của quý phụ huynh.
- Dạy bám sát chương trình sách giáo khoa, mở rộng và nâng cao tùy theo học lực của học sinh.
- Kiểm tra định kì theo tuần, tháng, học kỳ, báo cáo chi tiết kết quả học tập đến quý vị phụ huynh.
- Tận tình nâng đỡ học sinh yếu, kém, mất căn bản với giáo án chuyên biệt, từng bước giúp các em ham học để trở nên khá giỏi.
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi để đạt thành tích tốt hơn.
- Trung tâm thường xuyên liên lạc với gia đình để hỏi thăm về tình hình học tập của học sinh, ý kiến nguyện vọng của phụ huynh, tác phong làm việc của giáo viên để có những điều chỉnh kịp thời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét